Diễn Đàn Pháp Luật Dân Sự 33A_ Đại Học Luật Hà Nội
Diễn Đàn Pháp Luật Dân Sự 33A_ Đại Học Luật Hà Nội
Diễn Đàn Pháp Luật Dân Sự 33A_ Đại Học Luật Hà Nội
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn Pháp Luật Dân Sự 33A_ Đại Học Luật Hà Nội

Bí quyết của thành công là biết tự đặt mình vào địa vị người và suy xét vừa theo lập trường của người, vừa theo lập trường của mình!
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Like/Tweet/+1
Keywords
Latest topics
» sdgvsdfbvg
Bài tập cá nhân CPQT ạ! Emptyby ngochoang12 Wed Apr 27, 2016 3:01 pm

» Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể
Bài tập cá nhân CPQT ạ! Emptyby co luu manh Tue Jul 29, 2014 7:47 pm

» BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2005
Bài tập cá nhân CPQT ạ! Emptyby admin Fri Oct 12, 2012 10:41 pm

» tranh chấp quyền sử dụng nhà ở
Bài tập cá nhân CPQT ạ! Emptyby admin Wed Jun 27, 2012 4:47 pm

» Trường Đại học Luật Hà Nội cấp bằng Cử nhân Luật cho sinh viên khoá 33 tốt nghiệp đợt 1
Bài tập cá nhân CPQT ạ! Emptyby admin Sat Jun 23, 2012 7:42 am

» Giới thiệu Đại học luật Hà Nội
Bài tập cá nhân CPQT ạ! Emptyby admin Sat Jun 16, 2012 9:20 am

» Bảng điểm toàn khóa học DS33A 2008-2012 (Phải đăng ký thành viên mới xem được link)
Bài tập cá nhân CPQT ạ! Emptyby ngochoang12 Mon Jun 04, 2012 9:44 pm

» Kế hoạch tuyển sinh 2012 Học Viện Tư Pháp
Bài tập cá nhân CPQT ạ! Emptyby admin Sat Jun 02, 2012 7:49 am

» Phân tích và bình luận các loại ( thời hạn) của hợp đồng lao động và giải quyết bài tập tình huống
Bài tập cá nhân CPQT ạ! Emptyby admin Sat Jun 02, 2012 7:44 am

» Bài tập lao động học kỳ số 02:
Bài tập cá nhân CPQT ạ! Emptyby admin Sat Jun 02, 2012 7:41 am

» Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay-Thuc trang va giai phap- Đỗ Trường Giang_DS33A
Bài tập cá nhân CPQT ạ! Emptyby admin Sat Jun 02, 2012 7:36 am

» Phạm vi, nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dânGóp ý Tác giả: PGS, TS. Tường Duy Kiên - Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh Mô tả:
Bài tập cá nhân CPQT ạ! Emptyby admin Wed Mar 21, 2012 8:14 am

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum


 

 Bài tập cá nhân CPQT ạ!

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
k_outlaw09

k_outlaw09


Tổng số bài gửi : 14
Points : 44
Reputation : 9
Join date : 31/08/2011
Age : 34
Đến từ : DS33A 040

Bài tập cá nhân CPQT ạ! Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài tập cá nhân CPQT ạ!   Bài tập cá nhân CPQT ạ! EmptyThu Sep 01, 2011 11:03 pm

Đề bài số 5:


Quốc gia A là nước có nhu cầu rất lớn về tiêu thụ khí tự nhiên. Ngày 21/12/2009, hai quốc gia A và B đã ký thỏa thuận về cung cấp khí tự nhiên, bao gồm việc xây dựng hệ thống ống dẫn khí ngầm dưới biển dài 1.200 km từ B đến A.

Tuyến đường ống này sẽ đi ngầm ở biển Thái Bình Dương, qua vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia C để tới quốc gia A. Để đảm bảo an toàn hàng hải và phòng tránh những thiệt hại về môi trường, hai quốc gia A và B đã thống nhất sẽ cố định toàn bộ tuyến đường ống ở đáy biển, bằng việc sử dụng công nghệ khoan đáy biển tiên tiến, hiện đại nhất. Việc khởi động xây dựng tuyến đường ống nói trên được bắt đầu vào tháng 2/2010. Hai bên dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 2/2014.

Ngay sau khi kế hoạch xây dựng được công bố, ngày 2/3/2010, quốc gia C gửi công hàm yêu cầu hai quốc gia A và B ngừng việc xây dựng, bởi tuyến đường ống khi đi qua vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia C cần được sự đồng ý, chấp thuận của quốc gia này. Hai quốc gia A và B cho rằng họ có quyền xây dựng tuyến đường ống dẫn khí, phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 mà cả ba quốc gia liên quan đều là thành viên.
Bình luận dưới góc độ các quy định của pháp luật quốc tế về lập luận của ba quốc gia trên.

Bài làm


Thứ nhất, đối với lập luận của hai quốc gia A và B.

Chúng ta thấy rằng: việc thỏa thuận về cung cấp khí tự nhiên, bao gồm việc xây dựng hệ thống ống dẫn khí ngầm dưới biển dài 1.200 km từ B đến A và sẽ cố định toàn bộ tuyến đường ống ở đáy biển là phù hợp với quy định của Luật quốc tế, cụ thể là Đoạn 1 Điều 58 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (Công ước Luật biển năm 1982). Theo Đoạn 1 của Điều này thì trong vùng đặc quyền về kinh tế , tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, trong những điều kiện trong những quy định thích hợp của Công ước trù định thì có quyền tự do đặt ống dẫn ngầm cũng như quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này và phù hợp với các quy định khác của Công ước.

Quyền đặt ống dẫn ngầm dưới đáy biển của các quốc gia khác thuộc vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển được Luật quốc tế ghi nhận. Quốc gia ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia mình. Quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế được quy định trong Điều 56 của Công ước Luật biển năm 1982. Tại Đoạn 3 của Điều 56 có quy định: các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nêu trong điều này được thực hiện theo đúng phần VI (tức phần quy định về Thềm lục địa).

Quay trở lại với tình huống trên, một vấn đề đặt ra là trong quá trình cố định ống dẫn khí ngầm ở dưới đáy biển thì hai quốc gia A và B sẽ có hành vi khoan đáy biển mà không xin phép quốc gia C. Tại Điều 81 Công ước Luật biển năm 1982 có quy định về việc khoan ở thềm lục địa: “Quốc gia ven biển có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì”. Quy định tại Điều 81 có thể được hiểu theo hướng là: bất cứ quốc gia nào muốn thực hiện hành vi khoan ở thềm lục địa thì phải được sự đồng ý của quốc gia ven biển (có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với thềm lục địa đó), bất kể việc khoan đó có mục đích gì. Kết hợp với quy định tại Đoạn 3 Điều 56 của Công ước thì ta có thể đưa ra kết luận: bất cứ quốc gia nào muốn thực hiện hành vi khoan ở đáy biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển thì phải được sự đồng ý của quốc gia ven biển đó, bất kể việc khoan đó có mục đích gì. Như vậy, việc hai quốc gia A và B dự định thực hiện hành vi khoan đáy biển để cố định ống dẫn ngầm mà không xin phép và được sự đồng ý của quốc gia C là vi phạm Công ước Luật biển năm 1982.
Từ những nhận định trên, có thể thấy lập luận của hai quốc gia A và B cho rằng: “họ có quyền xây dựng tuyến đường ống dẫn khí, phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 mà cả ba quốc gia liên quan đều là thành viên” là có căn cứ. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng ống dẫn ngầm, cụ thể là cố định ống dẫn khí ngầm bằng việc khoan đáy biển thì bắt buộc họ phải xin phép và được sự đồng ý của quốc gia C.

Thứ hai, đối với lập luận của quốc gia C.


Quốc gia C yêu cầu hai quốc gia A và B ngừng việc xây dựng, bởi tuyến đường ống khi đi qua vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia C cần được sự đồng ý, chấp thuận của quốc gia này là không phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế, cụ thể là Công ước Luật biển năm 1982. Bởi vì như đã trình bày ở trên, về nguyên tắc, các quốc gia khác có quyền tự do đặt ống dẫn ngầm trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển. Hơn nữa, theo quy định tại Đoạn 2 Điều 79 Công ước Luật biển thì quốc gia ven biển không được ngăn cản việc các quốc gia khác đặt ống dẫn ngầm và bảo quản các ống dẫn đó. Do vậy, khi hai quốc gia A và quốc gia B đặt ống dẫn ngầm thì chỉ cần thỏa thuận với quốc gia C tránh trường hợp ảnh hưởng đến các dây cáp và ống ngầm đã được đặt trước đó.
Trong trường hợp này, để thực hiện quyền tài phán của mình, quốc gia C có thể gửi công hàm yêu cầu hai quốc gia A và B ngừng việc xây dựng ống dẫn khí ngầm với lập luận như sau: trong quá trình xây dựng – cố định ống dẫn khí ngầm, hai quốc gia A và B có sử dụng công nghệ khoan đáy biển mà không xin phép và được sự đồng ý của quốc gia C – đây là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế (vi phạm Đoạn 3 của Điều 56 và Điều 81 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982)
(8đ)
Về Đầu Trang Go down
minh_hp

minh_hp


Tổng số bài gửi : 15
Points : 37
Reputation : 15
Join date : 02/09/2011
Đến từ : Hải Phòng

Bài tập cá nhân CPQT ạ! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài tập cá nhân CPQT ạ!   Bài tập cá nhân CPQT ạ! EmptyWed Sep 21, 2011 11:08 am

bài cá nhân của t nè. cũng đc 9đ.hj
[You must be registered and logged in to see this link.]
Về Đầu Trang Go down
minh_hp

minh_hp


Tổng số bài gửi : 15
Points : 37
Reputation : 15
Join date : 02/09/2011
Đến từ : Hải Phòng

Bài tập cá nhân CPQT ạ! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài tập cá nhân CPQT ạ!   Bài tập cá nhân CPQT ạ! EmptyWed Sep 21, 2011 11:12 am

bai này đc 7đ
[You must be registered and logged in to see this link.]
Về Đầu Trang Go down
minh_hp

minh_hp


Tổng số bài gửi : 15
Points : 37
Reputation : 15
Join date : 02/09/2011
Đến từ : Hải Phòng

Bài tập cá nhân CPQT ạ! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài tập cá nhân CPQT ạ!   Bài tập cá nhân CPQT ạ! EmptyWed Sep 21, 2011 11:16 am

đây là đề cương

[You must be registered and logged in to see this link.]
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Bài tập cá nhân CPQT ạ! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài tập cá nhân CPQT ạ!   Bài tập cá nhân CPQT ạ! Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Bài tập cá nhân CPQT ạ!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Pháp Luật Dân Sự 33A_ Đại Học Luật Hà Nội :: Tài liệu học tập và tham khảo :: Luật quốc tế-
Chuyển đến