Diễn Đàn Pháp Luật Dân Sự 33A_ Đại Học Luật Hà Nội
Diễn Đàn Pháp Luật Dân Sự 33A_ Đại Học Luật Hà Nội
Diễn Đàn Pháp Luật Dân Sự 33A_ Đại Học Luật Hà Nội
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn Pháp Luật Dân Sự 33A_ Đại Học Luật Hà Nội

Bí quyết của thành công là biết tự đặt mình vào địa vị người và suy xét vừa theo lập trường của người, vừa theo lập trường của mình!
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Like/Tweet/+1
Keywords
Latest topics
» sdgvsdfbvg
Bài tập tình huống luật hình sự Emptyby ngochoang12 Wed Apr 27, 2016 3:01 pm

» Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể
Bài tập tình huống luật hình sự Emptyby co luu manh Tue Jul 29, 2014 7:47 pm

» BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2005
Bài tập tình huống luật hình sự Emptyby admin Fri Oct 12, 2012 10:41 pm

» tranh chấp quyền sử dụng nhà ở
Bài tập tình huống luật hình sự Emptyby admin Wed Jun 27, 2012 4:47 pm

» Trường Đại học Luật Hà Nội cấp bằng Cử nhân Luật cho sinh viên khoá 33 tốt nghiệp đợt 1
Bài tập tình huống luật hình sự Emptyby admin Sat Jun 23, 2012 7:42 am

» Giới thiệu Đại học luật Hà Nội
Bài tập tình huống luật hình sự Emptyby admin Sat Jun 16, 2012 9:20 am

» Bảng điểm toàn khóa học DS33A 2008-2012 (Phải đăng ký thành viên mới xem được link)
Bài tập tình huống luật hình sự Emptyby ngochoang12 Mon Jun 04, 2012 9:44 pm

» Kế hoạch tuyển sinh 2012 Học Viện Tư Pháp
Bài tập tình huống luật hình sự Emptyby admin Sat Jun 02, 2012 7:49 am

» Phân tích và bình luận các loại ( thời hạn) của hợp đồng lao động và giải quyết bài tập tình huống
Bài tập tình huống luật hình sự Emptyby admin Sat Jun 02, 2012 7:44 am

» Bài tập lao động học kỳ số 02:
Bài tập tình huống luật hình sự Emptyby admin Sat Jun 02, 2012 7:41 am

» Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay-Thuc trang va giai phap- Đỗ Trường Giang_DS33A
Bài tập tình huống luật hình sự Emptyby admin Sat Jun 02, 2012 7:36 am

» Phạm vi, nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dânGóp ý Tác giả: PGS, TS. Tường Duy Kiên - Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh Mô tả:
Bài tập tình huống luật hình sự Emptyby admin Wed Mar 21, 2012 8:14 am

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum


 

 Bài tập tình huống luật hình sự

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
admin
Admin
admin


Tổng số bài gửi : 91
Points : 225
Reputation : 4
Join date : 30/08/2011
Age : 36
Đến từ : Bắc Ninh

Bài tập tình huống luật hình sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài tập tình huống luật hình sự   Bài tập tình huống luật hình sự EmptyWed Aug 31, 2011 10:42 pm

LỜI MỞ ĐẦU



Khi xã hội ngày càng

phát triển, đời sống con người ngày càng một nâng cao thì kéo theo đó những tệ
nạn xã hội cũng có xu hướng gia tăng nhất là các tội phạm xâm phạm tới quan hệ
sở hữu. Để có biện pháp đấu tranh loại tội này có hiệu quả trước tiên thì ta
phải hiểu rõ dấu hiệu pháp lý của từng loại tội, phải phân biệt được tội này
với tội kia. Có như vậy mới định tội danh và định khung hình phạt được chính
xác. Nói như vậy nhưng trên thực tế có nhiều vụ án để định tội cho thật chính
xác là điều không phải dễ dàng, do đó mà vẫn tồn tại nhiều vụ án oan sai, nhiều
vụ bỏ lọt tội phạm. Tình huống sau đây cũng có thể được coi là một ví dụ:


Trên đường đi uống
rượu về, H và Q phát hiện ra chị B cùng với hai người bạn đang say rượu nằm mê
mệt bên lề đường. Thấy chị B đeo nhiều nữ trang bằng vàng, H và Q lấy đi toàn
bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng. Gần sáng khi cơn say đã hết chị B tỉnh giấc
mới biết mình bị mất tài sản và đi báo công an. Về vụ án này có các ý kiến sau
đây về tội danh của H và Q:


a. H và Q phạm
tội cướp tài sản;


b. H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản;


c. H và Q phạm tội trộm cắp tài sản.


Anh (chị) hãy
xác định ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai và giải thích rõ tại sao?


d.Giả thiết rằng ngoài việc chiếm đoạt tài sản H và
Q còn có hành vi giao cấu với chị B thì bị chị này phát hiện và kêu cứu, sợ bị
lộ H và Q đã bóp cổ làm chị B chết thì H và Q có phải chịu TNHS về hành vi của
mình không? Nếu có thì tội danh cho hành vi của H và Q là gì? Căn cứ pháp lý?




GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ





1
Xác định ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai và giải thích rõ tại sao?


Sở dĩ vụ án này có 3 quan điểm khác
nhau vì 3 tội của 3 quan điểm này có những đặc điểm chung như: Đây là các tội
có tính chất chiếm đoạt, được thực hiện do cố ý và gây ra thiệt hại về tài sản…Tuy
nhiên do không hiểu rõ được vụ án và các đặc trưng của từng tội cụ thể nên cũng
dễ sai lầm khi định tội. Theo quan điểm của cá nhân em thì các quan điểm: H, Q
phạm tội cướp tài sản; H, Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là không
chính xác, mà với tình huống được mô tả ở trong bài tập trên phải định tội mà H
và Q đã thực hiện là trộm
cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS vì:


a. H và Q phạm tội cướp tài sản. ( quan điểm này sai) vi:


Theo quy định tại điều 133-BLHS 1999 thì tội cướp tài
sản là hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi
khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm
chiếm đọat tài sản”.


Ngay trong điều luật đã quy định rõ hành vi khách quan của
tội này bao gồm 3 hành vi, đó là:


- Hành vi dựng vũ
lực: dùng sức mạnh vật chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội)
tác động vào người khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người này
chống lại việc chiếm đoạt.


- Hành vi đe doạ
dùng vũ lực ngay tức khắc: là trường hợp người phạm tội bằng lời nói hoặc bằng
cử chỉ (hoặc cả hai) doạ sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu chống cự lại việc
chiếm đoạt. Dấu hiệu “ngay tức khắc”vừa dùng để chỉ sự nhanh chóng về mắt thời
gian ( sẽ xẩy ran gay lập tức) vừa dùng để chỉ sự mãnh liệt của hành vi đe dọa.
Sự đe dọa này khiến cho nạn nhân thấy rằng vũ lực sẽ xẩy ra ngay, họ không có
hoặc khó có điều kiện tránh khỏi, sự đe dọa này làm cho ý chí của người bị đe
dọa bị tê liệt.


- Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự được ( ví du như hành vi đầu độc, hành vi dung thuốc gây
mê…). Tuy không phải là hành vi dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ
lực ngay tức khắc nhưng có khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự kháng cự làm cho
người bị tấn công không thể ngăn cản được việc chiếm đoạt.


Chỉ cần người phạm tội
có 1 trong 3 hành vi kể trên thì tội cướp tài sản đã hoàn thành chứ không cần
quan tâm tới người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản hay không.


Căn cư vào dâu hiệu về
mặt khách quan như đã trình bày ở trên đối chiếu vào tình huống này ta thấy
hành vi của H, Q không phải là hành vi dùng vũ lực, cũng không phải là hành vi
đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và càng không phải là hành vi làm cho người bị
tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Việc chị B lâm vào tình
trạng không thể chống cự được hoàn toàn không phải là do hành vi của H và Q gây
ra ( có nghĩa là kết quả của việc chị B mất khả năng nhận thực và không biểu lộ
được ý chí không có mối quan hệ nhân quả với hành vi của H, Q). Tình trạng “chị
B cùng với hai người bạn đang say rượu nằm mê mệt bên lề đường” - lâm vào
tình trạng không thể chống cự được, đã xảy ra trước khi H và Q đến, có nghĩa là
H và Q không “dùng thủ đoạn khác” mà chỉ lợi dụng hoàn cảnh đó để chiếm đoạt mà
thôi.


Như vậy, trong trường hợp này chúng ta hoàn
toàn có thể khẳng đinh H, Q không phạm tội cướp tài sản vì về măt khách quan
không có dâu hiệu của những hành vi trong tội cướp tài sản. Có nghĩa là không
thỏa mạn các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm cướp tài sản.







b. H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
(quan điểm này cũng không chính xác) vì:


Tại Điều 137 - BLHS 1999, tuy tội
công nhiên chiếm đoạt tài sản không được mô tả, nhưng qua thực tiển xét xử
chúng ta có thể hiểu: Tội
công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng chủ tài sản không có điều
kiện ngăn cản công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ. Do
đặc điểm riêng của tội công nhien chiếm đoạt tài sản, nên người phạm tội chỉ có
hành vi khách quan duy nhất là hành vi chiếm đoạt, nhưng chiếm đoạt bằng hình
thức công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc lợi
dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh... Tính
chất công khai, trắng trợn tuy không phải là hành vi khách quan nhưng lại là
một đặc điểm cơ bản đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Công nhiên chiếm
đoạt tài sản trước hết là công nhiên với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản,
sau đó là công nhiên với mọi người xung quanh.Tính chất công khai của hành vi
thể hiện ở chỗ người phạm tội không giấu diếm hành vi phạm tội của mình, và gần
như đồng thời lúc người phạm tội chiếm đoạt được tài sản, chủ tài sản cũng biết
được rằng tài sản của mình đã bị mất. Có nghĩa là để cấu thành tội công nhiên
chiếm đoạt tài sàn thì hành vi chiếm đoạt của người phạm tội phải có tính chất
công khai tức là hành vi đó phải xẩy ra trong hoàn cảnh người chủ tài sản không
có điều kiện ngăn cản – biết có hành vi chiếm đoạt mà không làm gì được vì đã
rơi vào hoàn cảnh không có điều kiện ngăn cản.


Quay trở lại với tình huống trong vụ
án, vì “đang say rượu nằm mê mệt bên lề đường” nên chị B không hề hay
biết hành vi của H và Q và tất nhiên không có điều kiện ngăn cản (vì đã rơi vào
hoàn cảnh không có điều kiện ngăn cản). Do đó hành vi của H và Q là hành vi mang
tính chất lén lút chứ không thỏa mãn dấu hiệu công khai trước chủ tài sản, vì vậy hành vi của H, Q
không cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.


c.
H và Q phạm tội trộm cắp tài sản. (quan
điểm này là hoàn toàn chính xác)


Điều 133-BLHS 1999 quy định: Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén
lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ và thuộc một trong các trường hợp sau:


- Tài sản chiếm đoạt có
giá trị từ 500.000 đồng trở lên


- Nếu dưới 500.000 đồng
mà:


+ Gây hậu quả nghiêm trọng


+ Hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi
chiếm đoạt mà còn vi phạm


+ Hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài
sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.


Tài sản H, Q đã chiếm đoạt là 10 triệu
đồng thõa mãn giá trị của khoản 1 điều 138 BLHS .


Dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản gồm:
dấu hiệu hành vi chiếm đoạt, dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có chủ.


Theo đề bài, chị B
mang nữ trang bên mình như vậy tất nhiên tài sản này đang thuộc về quyền sở hữu
của chị B.


Dấu hiệu chiếm đoạt trong CTTP tội
trộm cắp tài sản được hiểu là chiếm đoạt được, tội này chỉ coi là hoàn thành
khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản.


- Nếu vật chiếm đoạt gọn nhỏ thì coi đã chiếm
đoạt được khi người phạm tội đã giấu được tài sản trong người.


- Nếu vật chiếm đoạt
không thuộc loại nói trên thì coi chiếm đoạt được khi đã mang được tài sản ra
khỏi khu vực bảo quản.


- Nếu vật chiếm đoạt
là tài sản để ở những nơi không hình thành khu vực bảo quản riêng thì coi là đã
chiếm đoạt được khi đã dịch chuyển tài sản ra khỏi vị trí ban đầu.


Tản sản mà H và Q đã
chiếm đoạt thuộc loại vật nhỏ gọn và “chị B tỉnh giấc mới biết mình bị mất
tài sản và đi báo công an”, có nghĩa là H và Q đã chiếm đoạt được tài sản.


Dấu hiệu lén lút ở
đây, nghĩa là người phạm tội lén lút (bí mật) lấy tài sản mà chủ sở hữu hoặc
người quản lý tài sản không biết mình bị lấy tài sản, chỉ sau khi mất họ mới
biết bị mất tài sản. Hành vi chiếm đoạt được coi là lén lút nếu được thực hiện
bằng hình thức mà hình thức đó có khả năng không cho phép chủ tài sản biết có
hành vi chiếm đoạt khi hành vi này xảy ra. Hình thức đó có thể là lợi dụng sơ
hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản không trông giữ cẩn thận hoặc lợi
dụng vào hoàn cảnh khách quan khác nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi
chiếm đoạt mà người quản lý tài sản không biết.


Tuy nhiên lén lút không phải là đặc trưng duy nhất của tội
trộm cắp tài sản mà trong nhiều trường hợp người phạm tội cũng lén lút để thực
hiện mục đích khác như lẻn vào nhà người khác để đặt mìn nhằm giết hại những
người trong gia đình của họ, lẻn vào phòng ngủ của phụ nữ để thực hiện việc
hiếp dâm…vì vậy khi nói đến trộm cắp tài sản thì không thể không đi kèm với
hành vi chiếm đoạt tài sản, nếu lén lút mà không chiếm đoạt tài sản thì không
phải là trộm cắp tài sản.


Nếu chị B biết mà không thể làm được
gì thì mới là công nhiên chiếm đoạt tài sản. Đằng này, khi H và Q phát hiện ra
chị B “đang say rượu nằm mê mệt bên
lề đường”, chúng mới lấy đi tài sản trên người chị. Lúc này chị B đã không
còn khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi, rõ ràng chị B không thể biết
hành vi của H và Q. Như vậy H và Q đã
lợi dụng sự sơ hở của chị B để chiếm đoạt tài sản, do đó hành vi của H và Q đã
thỏa mãn dấu hiệu lén lút trong CTTP của tội trộm cắp tài sản.


Như vậy, định tội cho H và Q tội trộm
cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS 1999 là hoàn toàn chính xác và có cơ sở.





2 d.
Giả
thiết rằng ngoài việc chiếm đoạt tài sản H và Q còn có hành vi giao cấu với chị
B thì bị chị này phát hiện và kêu cứu, sợ bị lộ H và Q đã bóp cổ làm chị B chết
thì H và Q có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Nếu có thì tội danh cho
hành vi của H và Q là gì? Căn cứ pháp lý?


Với
giả thiết như đã nêu trên thì H và Q phải chịu TNHS về hành vi cuả mình với hai
tội danh nữa là tội hiếp dâm (theo điêu 111) và tội giết người theo điều 93
BLHS năm 1999.


Thứ nhất, theo quy định tại Điều 111 BLHS 1999
thì hành vi của H, Q cấu thành tội hiếp dâm: “ Hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực,
đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ đươc của nạn nhân
hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ.”


* Theo
quy định Điều 111 BLHS 1999, tội hiếp dâm có những căn cứ pháp lý sau: - Khách thể của tội phạm: là xâm phạm
quan hệ nhân than - quyền được tôn trọng về nhân phẩm, danh dự. Cụ thể là quyền
được tự do về quan hệ tình dục của người
phụ nữ.


- Mặt khách quan của tội phạm:


+ Hành vi khách quan của
tội phạm này là hành vi giao cấu với người
phụ nữ, trái ý muốn của họ, bằng thủ đoạn dùng vũ lực (dùng sức mạnh đè bẹp sự
phản kháng của nạn nhân như xô ngã,
vật, giữ… ), đe dọa dùng vũ lực (uy hiếp về mặt tinh thần: dọa giết, dọa gây thương tích), lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân( lợi
dụng khi nạn nhân ốm, bị bại liệt ) hoặc dùng thủ đoạn khác (có thể là lợi dụng
người phụ nữ đang trong tình
trạng không có khả năng biểu lộ ý chí: nạn nhân bị tâm thần, bị say rượu, hoặc có thể tình trạng trên do người phạm tội tự mình tạo ra: cho nạn nhân uống rượu… )


Cấu thành tội hiếp dâm không đòi hỏi người phạm tội phải có hành vi giao cấu với nạn nhân. Nếu người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để giao cấu
nhưng chưa giao cấu
được với nạn nhân vì lý do khách quan thì người này vẫn phạm tội hiếp dâm nhưng ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Hành vi giao cấu của người phạm tội phải trái ý muốn của nạn nhân, nghĩa là người phụ nữ không chấp nhận sự giao cấu. Trường hợp hành vi giao cấu xảy ra không có ý muốn của người phụ nữ vì họ đang trong tình trạng không biểu lộ ý chí
được coi cũng là “hành vi giao cấu trái ý muốn”


+ Hậu quả: tội hiếp dâm có cấu thành
hình thức nên hậu quả cũng như mối
quan hệ nhân quả không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành này. Nó chỉ có ý
nghĩa trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và
từ đó có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt. Công cụ, phương tiện, địa điểm... phạm tội giúp việc quyết
định hình phạt được chính xác hơn.


-
Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người
phạm tội là lỗi cố ý. Người
phạm tội biết hành vi giao cấu của mình là trái ý muốn của người phụ nữ nhưng vẫn
mong muốn thực hiện hành vi đó bằng mọi thủ đoạn (dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân ). Động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc
trong cấu thành tội phạm này.


- Chủ thể của tội phạm: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 14 tuổi trở lên
(nếu phạm tội ở khoản 2, khoản 3, khoản 4 điều 111) hoặc 16 tuổi trở lên (nếu
phạm tội ở khoản 1) có thể trở thành chủ thể của tội này. Tuy nhiên chủ thể của
tội hiếp dâm là chủ thể đặc biệt. Người
thực hiện hành vi phạm tội này chỉ có thể là nam giới. Nữ giới có thể tham gia
trong vụ đồng phạm hiếp dâm với vai trò là người xúi giục, người
giúp sức hoặc người thực hành.


Đối chiếu với tình huống trên ta thấy cả H và Q đều phạm
tội hiếp dâm. Họ đều thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn của chị B bằng
thủ đoạn là lợi dụng lúc chị B say rượu
không biết gì, không biểu lộ được ý chí của mình để thực hiện hành vi giao cấu. Chúng
ta có thể làm rõ hành vi giao cấu của H, Q đối với chị là trái ý muốn bằng các
tình tiết đó là: thủ đoạn lợi dụng chị B say rượu nằm mê mệt trên đường để giao
cấu, cả H, Q đều không có mối quan hệ đặc biệt với chị B như là chồng, bạn
trai... và tình tiết chị B phát hiện và kêu cứu. Cả hai đều là nam giới có năng
lực TNHS, đều mong muốn thực hiện hành vi giao cấu. Bởi vậy việc định cho H, Q
tội hiếp dâm là hoàn toàn chính xác và có cơ sở. Ngoài ra H và Q còn
là đồng phạm vì về khách quan: cả H, Q đều thực hiện hành vi giao cấu
với B, đều đóng vai trò là người
thực hành trong vụ đồng phạm. Về mặt chủ quan: cả H, Q đều biết hành vi của
mình và hành vi của người
khác là nguy hiểm nhưng vẫn
mong muốn thực hiện hành vi phạm tội thể hiện ở việc“phát hiện chị
B đang say rượu nằm mê mệt bên lề đường”nên H và Q “ có hành vi giao cấu với
chị B . Như vậy H,
Q là đồng phạm không có thông mưu trước.


Mặt khác, H, Q sẽ phải chịu trách
nhiệm hình sự theo điểm c khoản 2 Điều 111 BLHS
với tình tiết định khung tăng năng “nhiều người hiếp một người”.
Nhiều người hiếp một người là trường hợp tất cả những người tham gia đều có
hành vi giao cấu với nạn nhân. Cần làm rõ thêm việc không áp dụng tình tiết “hiếp
dâm có tổ chức” theo điểm a khoản 2 Điều 111 BLHS đối với H và Q. Họ chỉ
phạm tội thuộc trường hợp có tổ chức khi có sự cấu kết chặt chẽ khi cùng thực
hiện tội phạm. Đằng này, H và Q không có sự bàn bạc chặt chẽ từ trước vì mục
đích của chúng là trộm cắp tài sản của chị B .


Do vậy, với hành vi giao cấu với chị B thì H và Q đã phạm
tội hiếp dâm vơi tình tiết định khung tăng nặng “nhiều người hiếp một người
theo điểm c khoản 2 Điều 111 BLHS .





Thứ hai, hành vi của H, Q còn phạm thêm tội giết người theo
Điều 93 BLHS. Theo quy định Điều 93 BLHS 1999, tội giết người có những căn cứ
pháp lý sau:


- Khách thể:


Xâm hại quan hệ nhân thân - quyền sống của con người.


- Mặt khách quan:


+ Hành vi khách quan:


Chị B đang còn sống và hành vi của H, Q là hành vi tước
đoạt trái pháp luật tính mạng của chị B (bóp cổ đến chết).


+ Hậu quả và mối quan hệ nhân quả:


Hành vi của H, Q là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết
cho chị B. Do đó tội giết người của H, Q đã hoàn thành.


- Mặt chủ quan:


Lỗi của H, Q là lỗi
cố ý trực tiếp. Cả hai nhận thức được hành vi bóp cổ của mình chắc chắn gây ra
cái chết cho chị B nhưng cả hai đều mong muốn cho chị B chết nhằm mục đích che
dấu tội phạm mà cả hai đã thực hiện trước đó.


- Chủ thể: H, Q đã thõa mãn là nam giới, có năng lực TNHS
và đạt đủ độ tuổi. (Tức nhiên là mặc nhiên thừa nhận).


Bên cạnh đó, hành vi của H, Q đã thõa mãn tình tiết định
khung tăng nặng “giết người để che giấu tội phạm khác” theo điểm g khoản
1 Điều 93 BLHS.


Giết người để che dấu tội phạm khác là
trường hợp trước khi giết người, người có hành vi giết người đã thực hiện một
tội phạm và để che giấu tội phạm đó nên người phạm tội đã giết người, đó thường
là do nguyên nhân sau khi phạm một tội có nguy cơ bị lộ, người phạm tội cho
rằng chỉ giết người thì tội phạm mà họ đã thực hiện mới không bị phát hiện.
Giữa hành vi giết người của người pham tội với tội phạm mà họ đã thực hiện có mối
liên hệ với nhau, người bị giết có thể là nhân chứng, có thể là người bị hại từ
một tội phạm trước và cũng có thể là người cùng thực hiện tội phạm; đó cũng
chính là động lực thúc đẩy hành vi giết người của họ, nhằm che dấu tội phạm mà
họ đã thực hiện. ( theo giả thiết như trên ở tình huống giết người này có một
số quan điểm cho rằng tội trộm cắp tài
sản đã chuyển hóa thành tội cướp tài sản. Nhưng theo em thì quan diềm này hoàn
toàn không có cơ sở không thể là tội
trộn chuyển hóa thành tội cướp đựơc vì mục đích ở đây không phải giành cho bằng
đựoc tài sản đã chiếm đoạt mà là mục đich che giấu hành vi phạm tội trước đó.
Trường hợp chuyển hóa phải là " 6.2. Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt
được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc
người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ
lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho
được tài sản, thì trường hợp này không phải là "hành hung để tẩu
thoát" mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản."
(Trính. Thông tư lien tịch của tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân
tối cao, bộ công an, bộ tư pháp số 02/2001/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BCA – BTP,
ngày 25/12/2001 về việc áp dụng một số quy định tại chương XIV “ các tội xâm
phạm sở hữu” của bộ luật hình sự năm 1999)


Trong vụ án, H và Q đã có hành vi giao cấu với chị B, hành
vi đó đã cấu thành một tội độc lập đó là tội hiếp dâm và bị chị phát hiện, kêu
cứu. Sau đó, vì “sợ bị lộ H và Q đã bóp cổ làm chị B chết”. Như vậy, hành vi giết người của H và Q có mối
liên hệ chặt chẽ với tội hiếp dâm mà cả hai tên đã thực hiện trước đó.


Mối liên hệ giữa hành vi giết người và tội hiếp dâm đã thực
hiện giúp chúng ta áp dụng đúng đắn ba tình tiết định khung tăng nặng là “giết
người để che giấu tội phạm khác” theo điểm g khoản 1 Điều 93 BLHS; “giết
người mà liền trước đó phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
theo điểm e khoản 1 điều 93 BLHS và “hiếp
dâm làm nạn nhân chết”theo điểm c khoản 3 Điều 111. Giết người mà
liền trước đó phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng chỉ được
thõa mãn khi tội phạm đó không liên quan
đến tội giết người, (Đối với tội trộm cắp thực hiện từ trước, tuy hành vi giết
người không có mối quan hệ gì nhưng tội trộm cắp mà H, Q đã thực hiện lại chỉ
là tội ít nghiêm trọng - 10 triệu - không phải là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng); còn hiếp dâm làm nạn nhân chết là trường hợp mà hành vi
giao cấu của người phạm tội là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết cho nạn
nhân ( có thể do sức yếu, không chịu nổi sự hãm hiếp của nhiều người...). Như
vậy, việc áp dụng, việc áp dụng tình tiết ở điểm e khoản 1 điều 93 và điểm c
khoản 3 điều 113 BLHS là không thể được.


Như vậy với tình tiết được mô tả như ở đề bài và căn cứ vào
các dấu hiệu pháp lý của các tội cụ thể như đã phân tích ở trên chúng ta hoàn
toàn có cơ sở đúng đắn để định tội danh đối với H và Q là:


-
Tội
trộm cắp tài sản theo khoản 1 diều 138 BLHS.


-
Tội
hiếp dâm theo điểm c khoản 2 điều 111 BLHS.


-
Tội
giết người theo điểm g khoản 1 điều 93 BLHS.


Mức hình phạt hình phạt cao nhất mà H và Q phải chịu có thể
lên đến tử hình.





KẾT LUẬN



Tội phạm nói chung là hành
vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu
hình phạt. Còn mỗi một loại tội phạm cụ thể thì lại có những đặc điểm cấu thành
riêng và những mức hình phạt cụ thể tương ứng. Việc phân tích một cách rõ ràng CTTP của các tội phạm cụ thể và
kết hợp với những quy định chung sẽ là căn cứ vững chắc để chúng ta xác định
đúng tội danh và mức hình phạt thích hợp trong từng trường hợp. Thông qua bài tập này, chúng ta hiểu rõ hơn về loại tội xân pham sở hữu có tính chât
chiếm đạt, hiếp dâm, giết người được quy định trong BLHS năm 1999.
Về Đầu Trang Go down
https://dansu33ahlu.forumvi.com
vuthinhuhang

vuthinhuhang


Tổng số bài gửi : 3
Points : 13
Reputation : 5
Join date : 31/08/2011
Age : 33
Đến từ : Quang Ninh province

Bài tập tình huống luật hình sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài tập tình huống luật hình sự   Bài tập tình huống luật hình sự EmptySun Sep 04, 2011 2:36 pm

Thích hình sự vì toàn tình huống hay cheers Dân luật lại toàn chọn tình huống về hiếp dâm nữa chứ, ai lý giải nổi lý do này nhỉ??? Very Happy
Về Đầu Trang Go down
 
Bài tập tình huống luật hình sự
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Pháp Luật Dân Sự 33A_ Đại Học Luật Hà Nội :: Tài liệu học tập và tham khảo :: Luật Hình sự-
Chuyển đến