Diễn Đàn Pháp Luật Dân Sự 33A_ Đại Học Luật Hà Nội
Diễn Đàn Pháp Luật Dân Sự 33A_ Đại Học Luật Hà Nội
Diễn Đàn Pháp Luật Dân Sự 33A_ Đại Học Luật Hà Nội
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn Pháp Luật Dân Sự 33A_ Đại Học Luật Hà Nội

Bí quyết của thành công là biết tự đặt mình vào địa vị người và suy xét vừa theo lập trường của người, vừa theo lập trường của mình!
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Like/Tweet/+1
Keywords
Latest topics
» sdgvsdfbvg
Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể Emptyby ngochoang12 Wed Apr 27, 2016 3:01 pm

» Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể
Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể Emptyby co luu manh Tue Jul 29, 2014 7:47 pm

» BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2005
Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể Emptyby admin Fri Oct 12, 2012 10:41 pm

» tranh chấp quyền sử dụng nhà ở
Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể Emptyby admin Wed Jun 27, 2012 4:47 pm

» Trường Đại học Luật Hà Nội cấp bằng Cử nhân Luật cho sinh viên khoá 33 tốt nghiệp đợt 1
Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể Emptyby admin Sat Jun 23, 2012 7:42 am

» Giới thiệu Đại học luật Hà Nội
Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể Emptyby admin Sat Jun 16, 2012 9:20 am

» Bảng điểm toàn khóa học DS33A 2008-2012 (Phải đăng ký thành viên mới xem được link)
Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể Emptyby ngochoang12 Mon Jun 04, 2012 9:44 pm

» Kế hoạch tuyển sinh 2012 Học Viện Tư Pháp
Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể Emptyby admin Sat Jun 02, 2012 7:49 am

» Phân tích và bình luận các loại ( thời hạn) của hợp đồng lao động và giải quyết bài tập tình huống
Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể Emptyby admin Sat Jun 02, 2012 7:44 am

» Bài tập lao động học kỳ số 02:
Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể Emptyby admin Sat Jun 02, 2012 7:41 am

» Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay-Thuc trang va giai phap- Đỗ Trường Giang_DS33A
Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể Emptyby admin Sat Jun 02, 2012 7:36 am

» Phạm vi, nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dânGóp ý Tác giả: PGS, TS. Tường Duy Kiên - Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh Mô tả:
Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể Emptyby admin Wed Mar 21, 2012 8:14 am

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum


 

 Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
theupham

theupham


Tổng số bài gửi : 1
Points : 3
Reputation : 0
Join date : 31/08/2011
Age : 33
Đến từ : Nam Định

Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể Empty
Bài gửiTiêu đề: Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể   Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể EmptyWed Aug 31, 2011 11:18 am

Thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì
người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại khoản 2
Điều 23 Bộ luật hình sự thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định
như sau:
- Năm năm đối với các tội
phạm ít nghiêm trọng.
Tội phạm
ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất
của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù (khoản 3 Điều 8 Bộ
luật hình sự). Ví dụ: Tội giết con mới đẻ (Điều 94); tội giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 95;
tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tội ở lại nước ngoài hoặc ở Việt Nam trái
phép (Điều 274)...
- Mười năm đối với các tội
phạm nghiêm trọng;
Tội phạm nghiêm trọng là tội
phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối
với tội ấy là đến bảy năm tù (khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự). Ví dụ: Tội lây
truyền HIV cho người khác thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 117; tội
cưỡng dâm thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 113.v.v...
- Mười lăm năm đối với các
tội phạm rất nghiêm trọng;
Tội phạm rất nghiêm trọng là
tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối
với tội ấy là đến mười lăm năm tù (khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự). Ví dụ: Tội
sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều
156; tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới thuộc trường hợp
quy định tại khoản 3 Điều 154.v.v...
- Hai mươi năm đối với
các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
Tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây y nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức
cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung
thân hoặc tử hình (khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự). Ví dụ: Tội phản bội tổ quốc
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 78; tội hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 79; tội giết người
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 93; tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều
194; tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
221.v.v...
Việc xác định tội
phạm nào là tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng không phức tạp, chỉ cần căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy. Nếu mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba
năm tù là tội phạm ít nghiêm trọng; đến bảy năm tù là tội phạm nghiêm trọng; đến
mười lăm năm tù là tội phạm rất nghiêm trọng; đến chung thân hoặc tử hình là tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự không phải tội phạm
nào nhà làm luật cũng quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 3 năm, 7 năm,
15 năm, chung thân hoặc tử hình, mà trong nhiều trường hợp nhà làm luật quy định
mức cao nhất của khung hình phạt là một năm, hai năm, bốn năm, năm năm, sáu năm,
tám năm, mười năm, mười hai năm và hai mươi năm. Mặc dù Bộ luật hình sự đã có
hiệu lực pháp luật gần 10 năm nhưng đến nay vẫn còn quan điểm cho rằng, nếu mức
cao nhất của khung hình phạt không phải là 7 năm thì chưa phải là tội phạm
nghiêm trọng, không phải là 15 năm thì chưa phải là tội phạm rất nghiêm trọng,
không phải là chung thân hoặc tử hình thì chưa phải là tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng. Ví dụ: khoản 2 Điều 1 Điều 133 (tội cướp tài sản) có khung hình phạt từ
ba năm đến mười năm chưa phải là tội phạm rất nghiêm trọng mà chỉ là tội phạm
nghiêm trọng. Quan điểm này theo chúng tôi là không đúng với quy định của Bộ
luật hình sự, vì nhà làm luật chỉ quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối
với tội ấy “đến” ba năm, bảy năm, mười lăm năm, chung thân hoặc tử hình
chứ không quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy “là”
ba năm, bảy năm, mười lăm năm, chung thân hoặc tử hình.
Thời hiệu
truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Ví dụ:
Ngày 15-01-2000 Bùi Quốc D mượn chiếc xe máy của chị Vũ Thị H để đưa mẹ vào bệnh
viện khám bệnh, nhưng sau đó D không trả lại chiếc xe cho chị H mà bán được 10
triệu đồng đánh bạc bị thua hết. Do bị thua bạc và không còn xe để trả cho chị H
nên D đã bỏ trốn vào Tây Nguyên ở với chị gái; ngày 15-10-2003 Bùi Quốc D về gia
đình. Sau khi về nhà, D hứa với chị H sẽ bồi thường chiếc xe máy cho chị, nên
chị H không tố cáo hành vi phạm tội của D với Cơ quan điều tra. Chờ mãi không
thấy D bồi thường chiếc xe máy cho mình, nên ngày 20-2-2005 chị H đã làm đơn tố
cáo hành vi phạm tội của Bùi Quốc D với Cơ quan điều tra. Sau khi xác định hành
vi phạm tội của Buì Quốc D là hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản quy định tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự và là tội phạm ít nghiêm trọng
nên đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Bùi Quốc D.
Nếu trong
thời hạn nói trên, người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật hình sự quy định
hình phạt từ một năm tù trở lên thì thời gian đã qua không được tính và thời
hiệu đối với tội cũ tính lại kể từ ngày phạm tội mới. Ví dụ: Ngày 1-1-2000 Trần
Văn H phạm tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật hình sự
nhưng chưa bị khởi tố điều tra, đến ngày 10-12-2004, H lại phạm tội trộm cắp tài
sản và đến ngày 30-6-2005 cơ quan điều tra mới phát hiện hành vi phạm tội trộm
cắp. Nếu căn cứ vào thời hiệu truy trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự
công cộng thì sau ngày 1-1-2005 là đã hết, nhưng trước đó (10-12-2004) H lại
phạm tội mới nên thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối vơí tội gây rối trật
tự nơi công cộng lại được tính từ ngày 10-12-2005 chứ không phải từ ngày
1-1-2000. Vì vậy H phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả hai tội: tội trộm
cắp tài sản và tội gây rối trật tự công cộng.
Nếu trong
thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì
thời gian trốn tránh không được tính; thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra
tự thú hoặc bị bắt giữ. Ví dụ: Ngày 15-2-1990 Phạm Quốc B cùng đồng bọn phạm tội
giết người cướp tài sản, sau khi phạm tội Bình bỏ trốn, cơ quan điều tra đã ra
lệnh truy nã nhưng vẫn không bắt được Bình vì B đã trốn ra nước ngoài định cư và
nhập quốc tịch nước ngoài. Ngày 20-4-2005, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải
phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, Phạm Quốc B với tư cách là Việt
kiều về thăm quê hương thì bị nhân dân phát hiện báo cho cơ quan điều tra bắt
giữ. Nếu tính thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự thì trường hợp đối với Phạm
Quốc B đã hết (quá 15 năm), nhưng trong thời hạn đó, B đã bỏ trốn ra nước ngoài
và có lệnh truy nã nên thời gian bỏ trốn của B không được tính vào thời hạn truy
cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu trong thời gian người phạm tội bỏ trốn
nhưng cơ quan điều tra không ra lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh lại được
tính vào thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Ngày 25-1-2000 Bùi Văn Đ
lấy trộm con dấu của cơ quan rồi bỏ trốn vào Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng sinh sống, cơ
quan của Đ đã báo cho cơ quan công an, nhưng vì Đ đã bỏ trốn nên cơ quan điều
tra không khởi tố vụ án và cũng không ra lệnh truy nã đối với Đ. Ngày 30-2-2005,
nhân dịp vào Đà Lạt công tác, thủ trưởng cơ quan của Đ phát hiện Đ đang đi chơi
trong thành phố Đà Lạt nên đã báo cho công an bắt giữ Đ. Sau khi Đ bị bắt cơ
quan điều tra đã xác định hành vi phạm tội của Đ thuộc trường hợp quy định tại
khoản 1 Điều 268 Bộ luật hình sự có mức hình phạt cao nhất là hai năm tù, thời
hạn truy cứu trách nhiệm hình sự là 5 năm, tuy Đ bỏ trốn nhưng cơ quan điều tra
không ra lệnh truy nã nên thơì hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Đ đã
hết, do đó cơ quan điều tra không khởi tố bị can đối với Bùi Văn Đ.
Thực tiễn
giải quyết các vụ án có liên quan đến việc xác định thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự không phải bao giờ cũng đơn giản như quy định tại Điều 23 Bộ luật
hình sự, vì Điều 23 Bộ luật hình sự mới quy định đối với một người phạm một tội,
còn đối với các trường hợp khác như: một người phạm tội nhiều tội hoặc nhiều
người phạm một tội, thì khi áp dụng Điều 23 Bộ luật hình sự để xác định thời
hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự lại phải căn cứ vào các quy định khác của Bộ
luật hình sự cũng như khoa học luật hình sự mới có thể xác định đúng thời hiệu
truy cứu trách nhiệm hình sự. Qua thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự có liên
quan đến thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự có một số trường hợp vướng mắc
và còn ý kiến khác nhau về việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự,
chúng tôi nêu và phân tích, đồng thời nêu quan điểm cá nhân để bạn đọc tham khảo
và cùng trao đổi.
1. Trường
hợp người phạm tội bị khởi tố bị can về một tội và bị truy nã theo quyết định
của Cơ quan điều tra, sau một thời gian thì bị bắt. Khi bị bắt Cơ quan điều tra
còn phát hiện trước khi bị truy nã người bị truy nã còn thực hiện một tội phạm
khác ngoài tội bi truy nã thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội
mà người phạm tội tự khai ra được tính như thế nào. Ví dụ: A phạm tội giết
người, do bị cáo bỏ trốn nên Cơ quan điều tra đã ra lệnh truy nã đối với A về
tội giết người. Sau 16 năm Cơ quan điều tra bắt được A. Trong qúa trình điều tra
về tội giết người đối với A, Cơ quan điều tra còn phát hiện, trước khi phạm tội
giết người A còn có hành vi lừa đảo chiếm đoạt của Công ty H 260.000.000 đồng,
thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Bộ luật hình sự là tội phạm rất
nghiêm trọng. Vậy hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của A còn thời hiệu truy
cứu trách nhiệm hình sự không ?
Quan điểm
thứ nhất cho rằng, mặc dù A chỉ bị truy nã về tội giết người chứ không bị truy
nã về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng người bị truy nã là A thì mọi hành
vi phạm tội của A coi như cũng đang bị truy nã. Giả thiết trong thời gian A đang
bị truy nã và chưa bắt được A, Cơ quan điều tra phát hiện được hành vi phạm tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản của A thì cũng phải tạm đình chỉ chứ không thể ra một
quyết định truy nã bổ sung đối với A về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì A đã
có lệnh truy nã rồi. Do đó đối với thời hiệu truy cứ trách nhiệm hình sự về tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản của A vẫn còn, thời gian A bỏ trốn và có lệnh truy nã
đối với tội giết người coi như đó là thời gian bỏ trốn và có lệnh truy nã đối
với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Quan điểm
thứ hai cho rằng, theo quy định tại Điều 23 Bộ luật hình sự thì thời hiệu truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc trường hợp
quy định tại khoản 3 Điều 139 Bộ luật hình sự là mười lăm năm được tính từ ngày
tội phạm được thực hiện, nhưng sau khi phạm tội lừa đảo, A lại phạm tội giết
người nên thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản của A được tính từ ngày A phạm tội giết người; A chỉ bị truy nã về tội
giết người chứ không bị truy nã về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mà tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản sau 16 năm mới phát hiện. Do đó đã hết thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với A, vì thời gian truy nã chỉ áp dụng đối với tội giết
người chứ không áp dụng đối với tội lửa đảo chiếm đoạt tài sản. Chúng tôi đồng ý
với ý kiến này và phân tích thêm một số vấn đề như sau:
Theo quy
định tại Điều 161 Bộ luật tố tụng hình sự thì quyết định truy nã phải ghi rõ
ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã; họ tên, chức vụ người ra
quyết định; họ tên, tuổi, nơi cư trú của bị can; đặc điểm để nhận dạng bị can,
dán ảnh kèm theo, nếu có; tội phạm mà bị can đã bị khởi tố. Nếu Điều 161
Bộ luật tố tụng hình sự không quy định phải ghi rõ “tội phạm mà bị can đã bị
khởi tố” thì quan điểm thứ nhất có thể chấp nhận được, dù sao thì A cũng đã bị
truy nã. Những Bộ luật tố tụng hình sự quy định rất chặt chẽ không chỉ đối với
lệnh truy nã mà đối với các quyết định khác của cơ quan tiến hành tố tụng cũng
phải rất cụ thể như: quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can, quyết
định tạm giam, lệnh bắt giam. v.v…đều phải ghi rõ “tội phạm mà bị can đã bị khởi
tố”. Trong trường hợp đối với A nêu trên, nếu trong quá trình điều tra, Cơ quan
điều tra phát hiện A còn phạm tội khác thì trước hết phải khởi tố bổ sung (thay
đổi quyết định khởi tố bị can) đồng thời phải thay đổi quyết định truy nã thì
khi bắt được A, thời gian bỏ trốn của A sẽ không được tính vào thời hiệu truy
cứu trách nhiệm hình sự. Việc nhà làm luật quy định chặt chẽ như vậy là để đề
cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã
hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự.
2. Trường
hợp người phạm tội thực hiện nhiều tội phạm khác nhau ở các thời điểm khác nhau
nhưng Cơ quan điều tra chỉ khởi tố một tội và ra lệnh truy nã về tội đó, nhưng
sau khi người phạm tội bị bắt, Cơ quan điều tra còn phát hiện ngoài tội phạm bị
khởi tố, người phạm tội còn phạm tội khác nhưng không khởi tố vì xác định tội
phạm mới phát hiện đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy thời hiệu
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm đã khởi tố trước đó được tính như
thế nào ? Ví dụ: Ngày 18-12-2001, Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố vụ án đối
với Nguyễn Văn T trong vụ án Năm Cam. Do Nguyễn Văn T bỏ trốn nên 18-3-2002, Cơ
quan cảnh sát điều tra quyết định truy nã Nguyễn Văn T; ngày 27-11-2007 Nguyễn
Văn T ra đầu thú. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã xác định Nguyễn Văn T đã phạm tội
tổ chức đánh bạc từ năm 1994 đến 1995 thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 Bộ
luật hình sự năm 1985. Trong quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra còn
xác định vào năm 1995 và 1999, T còn phạm tội đánh bạc nhưng hành vi đánh bạc
của T đến năm 2008 mới phát hiện nên đã hết thời hiêu truy cứu trách nhiệm hình
sự do đó không khởi tố T về tội đánh bạc. Việc xác định thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với T về tội tổ chức đánh bạc có ý kiến khác nhau:
Quan điểm
thứ nhất cho rằng, vì hành vi đánh bạc mà T thực hiện năm 1995 và 1999 không bị
khởi tố nên tội tổ chức đánh bạc mà T thực hiện năm 1994 đến năm 1995 tính đến
2001 cũng hết thời hiệu.
Quan điểm
thứ hai cho rằng, mặc dù tội đánh bạc mà T thực hiện vào năm 1995 và năm 1999
không bị khởi tố vì đến năm 2008 Cơ quan điều tra mới phát hiện nên đã hết thời
hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng không vì thế mà cho rằng, T không phạm
tội đánh bạc vào năm 1995 và năm 1999. Do đó tội tổ chức đánh bạc mà T thực hiện
vào năm 1994 và năm 1995 tính đến năm T phạm tội đánh bạc vẫn còn thời hiệu truy
cứu trách nhiệm hình sự. Chúng tôi đồng ý với quan điểm này, vì khoản 3 Điều 23
Bộ luật hình sự chỉ quy định: “nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 23
người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định mức cao nhất đối với tội ấy
trên một năm tù, thì thời hiệu đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội
cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới”. Chứ không quy định “người phạm tội
lại phạm tội mới và bị khởi tố”. Như vậy, việc người phạm tội mới có bị
khởi tố hay không khởi tố, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự còn hay hết
không liên quan gì đến thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cũ.
Trở lại trường hợp đối với Nguyễn Văn T, nếu năm 1995 và năm 1999 T không phạm
tội đánh bạc thì đúng là thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với T về tội
tổ chức đánh bạc đã hết, nhưng vì năm 1999 T đã phạm tội đánh bạc, nên thời hiệu
đối với tội tổ chức đánh bạc của T phải tính lại từ năm 1999; năm 2001 Cơ quan
Cảnh sát điều tra khởi tố về tội phạm này là vẫn còn thời hiệu.
3. Trường
hợp trong vụ án có nhiều người tham gia, khi vụ án xảy ra có người phạm tội bị
bắt ngay, có người phạm tội bỏ trốn. Do không tách được hành vi phạm tội của
người bỏ trốn để xử lý riêng nên cơ quan điều tra đã tạm đình chỉ điều tra cả vụ
án; đến khi bắt được người bỏ trốn thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với người không bỏ trốn đã hết. Vậy vấn đề xác định thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với người không bỏ trốn như thế nào. Ví dụ: Ngày 10-4-2000
Hoàng Văn H, Đinh Văn M và Bùi Quốc T phạm tội tộm cắp tài sản thuộc trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự. Ngày 15-4-2000 Cơ quan điều tra
khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với Hoàng Văn H, Đinh Văn M và Bùi Quốc T về
tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự. Do Hoàng Văn H bỏ
trốn nên ngày 20-4-2000 Cơ quan điều tra ra lệnh truy nã đối với Hoàng Văn H và
tạm đình chỉ vụ án đối với Đinh Văn M và Bùi Quốc T; ngày 23-4-2008, Hoàng Văn H
bị bắt theo lệnh truy nã nên Cơ quan điều tra phục hồi điều tra vụ án; này
15-8-2008 Cơ quan điều tra kết thúc vụ án và đề nghị Viện kiểm sát nhân dân
huyện Q truy tố các bị can Hoàng Văn H, Đinh Văn M và Bùi Quốc T về tội trộm cắp
tài sản theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự. Khi xem xét đề nghị truy tố của
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân huyện Q thấy: Nếu Hoàng Văn H không bỏ
trốn hoặc tuy H bỏ trốn nhưng Cơ quan điều tra không ra lệnh truy nã thì thời
hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hình sự đối với Hoàng Văn H, Đinh Văn M và Bùi
Quốc T đã hết (quá năm năm), do H bỏ trốn và có lệnh truy nã nên thời hiệu truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với H vẫn còn nhưng đối với Đinh Văn M và Bùi Quốc T
thì có hai quan điểm khác nhau:
Quan điểm
thứ nhất cho rằng, việc Hoàng Văn H bỏ trốn không thể bắt Đinh Văn M và Bùi Quốc
T phải chịu về việc bỏ trốn của H. Do đó trong trường hợp này, chỉ có thể truy
tố đối với Hoàng Văn H còn đối với Đinh Văn M và Bùi Quốc T đã hết thời hiệu
truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi lẽ, một trong những nguyên tắc cơ bản của luật
hình sự nước ta là trách nhiệm cá nhân. Trong một vụ án có đồng phạm hoặc nhiều
người tham gia thì trách nhiệm hình sự bao giờ cũng là trách nhiệm cá nhân, việc
Hoàng Văn H bỏ trốn không thể bắt Đinh Văn M và Bùi Quốc T phải chịu về việc bỏ
trốn của H. Trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu các cơ quan tiến
hành tố tụng không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một ngươì không trốn
tránh và không có lệnh truy nã thì hết thời hạn đó không được truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với họ nữa, ngay cả trường hợp họ trốn tránh mà cơ quan điều
tra “quên” không ra lệnh truy nã mà đã hết thời hiệu thì cũng không được truy
cứu trách nhiệm hình sự đối họ.
Quan điểm
thứ hai cho rằng, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Hoàng Văn H,
Đinh Văn M và Bùi Quốc T là 5 năm kể từ ngày 10-4-2000 nhưng vì H bỏ trốn, Cơ
quan điều tra phải tạm đình chỉ điều tra nên thời gian tạm đình chỉ điều tra
không được tính vào thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự. Chúng tôi đồng tình
với quan điểm này, vì mặc dù Đinh Văn M và Bùi Quốc T không bỏ trốn nhưng Cơ
quan điều tra đã khởi tố bị can đối với M và T, tức là từ khi khởi tố bị can trở
đi thời hạn điều tra, truy tố, xét xử có bị kéo dài vì lý do khác nhau thì cũng
không được trừ vào thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự. Về nguyên tắc, sau khi
Hoàng Văn H bị bắt theo lệnh truy nã, Cơ quan điều tra phục hồi điều tra vụ án
là phục hồi điều tra đối với cả Hoàng Văn H, Đinh Văn M và Bùi Quốc T chứ không
chỉ có Hoàng Văn H, Nếu xét về đạo lý thì việc Đinh Văn M và Bùi Quốc T không bỏ
trốn cũng phải “chờ” bắt được Hoàng Văn H mới “được” xử lý là gây bất lợi cho
Đinh Văn M và Bùi Quốc T, thời gian bỏ trốn của Hoàng Văn H có thể kéo dài 5
năm, 10 năm hoặc lâu hơn, cuộc sống của Đinh Văn M và Bùi Quốc T đã ổn định, bản
thân Đinh Văn M và Bùi Quốc T không còn nguy hiểm cho xã hội nữa mà khi bắt được
Hoàng Văn H họ vẫn bị xử lý là không công bằng. Tuy nhiên, trong phạm vi xem xét
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì đối với Đinh Văn M và Bùi Quốc T phải
xác định là không phải là trường hợp
4. Trường hợp Cơ quan điều
tra khởi tố về một tội, sau đó lại thay đổi tội danh sang tội khác hoặc Viện
kiểm sát truy tố tội danh khác thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ
được xác định như thế nào ? Trường hợp này có thể chia ra hai trường hợp:
- Trường hợp Cơ quan điều
tra khởi tố về tội nặng hơn tội mà Viện kiểm sát truy tố hoặc Toà án kết án. Ví
dụ: A bị khởi tố về tội giết người theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự, nhưng
Viện kiểm sát chỉ truy tố A về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 Bộ
luật hình sự.
- Trường hợp Cơ quan điều
tra khởi tố về tội nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát truy tố hoặc Toà án kết án. Ví
dụ: B bị khởi tố về tội cướp giật tài sản theo khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự
nhưng Viện kiểm sát chỉ truy tố B về tội cướp tài sản quy định tại khoản 1 Điều
133 Bộ luật hình sự.
Về hai trường hợp phạm tội
trên thực tiễn giải quyết còn có ý kiến khác nhau về việc xác định thời hiệu
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội:
Quan điểm
thứ nhất cho rằng, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là căn cứ vào tội
danh mà người phạm tội bị khởi tố chứ không căn cứ vào tội danh mà người
phạm tội bị truy tố hay bị Toà án kết án, bởi vì tội danh mà Cơ quan điều tra
khởi tố còn là căn cứ để áp dụng các chế định khác của Bộ luật tố tụng hình sự
như: thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam, ra lệnh truy nã nếu người phạm tội bỏ
trốn…Nếu căn cứ vào tội danh Viện kiểm sát truy tố hoặc Toà án kết án để xác
định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì hậu quả pháp lý của các hành vi
tố tụng và quyết định trước đó của cơ quan tiến hành tố tụng mà gây bất lợi cho
người phạm tội thì giải quyết thế nào như: thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam,
thời hạn xét xử quá thời hạn quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. v.v…
Quan điểm
thứ hai cho rằng, không thể căn cứ vào tội danh do cơ quan điều tra khởi tố
để làm căn cứ tính thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm
tội mà phải căn cứ vào tội danh thật (tội danh mà theo quy định của Bộ
luật hình sự mà họ đã phạm) để làm căn cứ tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với người phạm tội, ngay cả trong trường hợp tội danh mà bản án có
hiệu lực đã kết án đối với người phạm tội và bản án đó bị kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì tội danh làm căn cứ tính thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự là tội danh mà Hội đồng giám đốc thẩm đã kết án người phạm
tội. Chúng tôi đồng ý với quan điểm này, vì trong quá trình điều tra, truy tố và
xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng có thể chưa xác định đúng tội danh mà người
phạm tội thực hiện nên có thể khởi tố, truy tố hoặc kết án sai; những sai lầm
này của cơ quan tiến hành tố tụng đã gây bất lợi cho người phạm tội khi phải áp
dụng các quy định khác của Bộ luật tố tụng hình sự như: về thời hạn điều tra,
thời hạn tạm giam… Nếu lại căn cứ vào tội danh mà người phạm tội bị khởi tố, bị
truy tố hoặc bị kết án sai để xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với người phạm tội thì người phạm tội phải gánh chịu bất lợi hai lần. Ví dụ:
A bị khởi tố về tội giết người theo khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự, Viện kiểm
sát nhân dân truy tố A về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật
hình sự, Toà án cấp sơ thẩm kết án bị cáo về tội vô ý làm chết người theo khoản
1 Điều 98 Bộ luật hình sự, Toà án cấp phúc thẩm kết án bị cáo về tội giết người
do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo khoản 1 Điều 96 Bộ luật hình sự,
thì tội danh để xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với A là tội
danh theo khoản 1 Điều 96 Bộ luật hình sự.
Trường
hợp Cơ quan điều tra khởi tố về tội nhẹ hơn, nhưng Viện kiểm sát truy tố người
phạm tội về tội nặng hơn hoặc Toà án kết án người phạm tội về tội nặng hơn thì
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội cũng căn cứ vào
tội danh mà Viện kiểm sát truy tố hoặc Toà án kết án đối với người phạm tội chứ
không phải căn cứ vào tội danh mà Cơ quan điều tra khởi tố. Cách tính này, mới
nghe có vẻ bất lợi cho người phạm tội nhưng không phải như vậy, vì lúc đầu Cơ
quan điều tra chưa xác định chính xác tội danh mà người phạm tội là tội danh nào
quy định trong Bộ luật hình sự nên khởi tố tội danh nhẹ hơn và áp dụng các biện
pháp tố tụng theo tội danh nhẹ hơn, nhưng trong quá trình tố tụng, các cơ quan
tiến hành tố tụng sau đó (Viện kiểm sát và Toà án) xác định lại tội danh mà
người phạm tội thực hiện là tội danh nặng hơn tội danh Cơ quan điều tra khởi tố
thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự phải tính đối với tội danh mà phạm
tội tực hiện; không có gì là gây bất lợi cho người phạm tội cả, ngược lại người
phạm tội còn được lợi do việc xác định sai tội danh của Cơ quan điều tra nên chỉ
áp dụng các biện pháp tố tụng theo tội danh nhẹ hơn mà lẽ ra họ phải bị áp dụng
các biện pháp tố tụng theo tội danh nặng hơn.
5. Trường
hợp đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau
(trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan) nên vụ án phải kéo dài như:
Vụ án bị huỷ đi huỷ lại nhiều lần để xét xử lại hoặc để điều tra lại, bị trả hồ
sơ vụ án để điều tra lại nhiều lần, bị tạm đình chỉ, thậm chí bị bỏ quên.v.v…
Vậy thời gian “kéo dài” vụ án có tính vào thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự
hay không ? Ví dụ: Ngày 14-2-2001 Trương Việt D bị khởi tố và truy tố về tội
“lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự; tại bản án
hình sự sơ thẩm (lần 1) ngày 25-8-2002 Toà án nhân dân huyện K đã áp dụng khoản
1 Điều 139 Bộ luật hình sự phạt Trương Việt D hai năm sau tháng tù (2 năm 6
tháng) về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; sau khi xét xử sơ thẩm Trương Việt D
kháng cao kêu oan và tại bản án hình sự phúc thẩm (lần 1) ngày 30-11-2002 Toà án
nhân dân tỉnh B đã huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại. Sau khi điều tra lại, tại
cáo trạng (lần 2) ngày 20-6-2004 Viện kiểm sát nhân dân huyện K truy tố Trương
Việt D về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo khoản 1 Điều 140 Bộ
luật hình; tại bản án hình sự sơ thẩm (lần 2) ngày 12-8-2004 Toà án nhân dân
huyện K đã áp dụng khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự phạt Trương Việt D một năm
sau tháng tù (1 năm 6 tháng) về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; sau
khi xét xử sơ thẩm Trương Việt D vẫn kháng cáo kêu oan cho rằng việc D còn nợ
tiền của các người bị hại chỉ là quan hệ dân sự; tại bản án hình sự phúc thẩm
(lần 2) ngày 10-01-2005 Toà án nhân dân tỉnh B lại huỷ bản án sơ thẩm để điều
tra lại. Sau khi điều tra lại lần thứ ba, Cơ quan điều tra chỉ kết luận Trương
Việt D chiếm đoạt của 2 người bị hại với tổng số tiền là 10.500.000 đồng chứ
không phải của 5 người bị hại với tổng số tiền là 45.500.000 đồng như kết luận
điều tra lần thứ hai; tại cáo trạng (lần 3) ngày 25-6-2006, Viện kiểm sát nhân
dân huyện K truy tố Trương Việt D về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”
theo khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự với số tiền chiếm đoạt là 8.500.000 đồng
(it hơn 2.000.000 đồng) so với kết luận của Cơ quan điều tra; tại bản án hình sự
sơ thẩm (lần 3) ngày 20-9-2006 Toà án nhân dân huyện K đã áp dụng khoản 1 Điều
140 Bộ luật hình sự phạt Trương Việt D sáu tháng (6 tháng) tù về tội “lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; sau khi xét xử sơ thẩm lần 3, Trương Việt D vẫn
kháng cáo kêu oan và tại bản án hình sự phúc thẩm (lần 3) ngày 15-11- 2006 Toà
án nhân dân tỉnh B lại huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Khi thụ
lý vụ án để điều tra lại, có ý kiến khác nhau về việc tính thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với Trương Việt D:
Quan điểm
thứ nhất cho rằng, việc để kéo dài thời hạn tố tụng là do lỗi của cơ quan tiến
hành tố tụng, không thể bắt người phạm tội phải gánh chịu. Nếu tính từ khi
Trương Việt D bị khởi tố đến khi Cơ quan điều tra thụ lý lại vụ án để điều tra
lại lần thứ 4 thì đã hơn 5 năm và thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình
sự là 5 năm kể từ ngày người phạm tội thực hiện tội phạm, nên thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với Trương Việt D đã hết, Cơ quan điều tra phải ra quyết
định đình chỉ điều tra đối với Trương Việt D.
Quan điểm thứ hai cho rằng,
truy cứu trách nhiệm hình sự là bao gồm: quyết định khởi tố bị can, quyết định
truy tố (bản cáo trạng), bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm, quyết định giám đốc
thẩm hoặc tái thẩm. Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ tính đến
ngày khởi tố bị can; sau khi đã khởi tố bị can (trừ trường hợp người phạm tội bỏ
trốn và có lệnh truy nã, vụ án phải tạm đình chỉ), còn vì lý do khác mà vụ án
kéo dài thì thời gian kéo dài đó không được tính vào thời hạn truy cứu trách
nhiệm hình sự. Chúng tôi đồng tình với quan điểm này, vì theo khoản 3 Điều 23 Bộ
luật hình sự thì trong thời hạn định tại khoản 2 người phạm tội lại phạm tội mới
mà Bộ luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm
tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính
lại kể từ ngày phạm tội mới hoặc người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh
truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ
khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ. Không có quy định nào “thời gian tiến
hành tố tụng được trừ vào thời hạn để tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình
sự". Thời hạn tố tụng và thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là hai vấn đề
hoàn toàn khác nhau; do đó, không thể cho rằng, do thời gian tiến hành tố tụng
kéo dài rồi tính cho người phạm tội được hưởng thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự; nếu thời gian tố tụng kéo dài do lỗi của người tiến hành tố tụng thì
tuỳ trường hợp mà họ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


Về Đầu Trang Go down
admin
Admin
admin


Tổng số bài gửi : 91
Points : 225
Reputation : 4
Join date : 30/08/2011
Age : 36
Đến từ : Bắc Ninh

Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể   Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể EmptyWed Aug 31, 2011 11:20 am

cảm ơn về bài viết của bạn!
Về Đầu Trang Go down
https://dansu33ahlu.forumvi.com
co luu manh




Tổng số bài gửi : 1
Points : 1
Reputation : 0
Join date : 29/07/2014

Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể   Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể EmptyTue Jul 29, 2014 7:47 pm

mình có tình huống nek mong ad và các b trả lời giúp nhé
-A là con 1 gia đình giàu có,thường xuyên đi các nước để tổ chức các sự kiện du lịch cùng gia đình.bề ngoài A rất đẹp trai nhưng mang trong mình 2 giới tính  affraid năm 2010 A qua thái chuyển đổi giới tính thành con gái nhưng trên giấy tờ thì A vẫn mang giới tính Nam.
một buổi tối B và C sau khi đã uống rươu say thì đi lòng vòng tìm quán masage nhưng do đac muộn nên B và C k tìm được.trên đường về thấy A ,B và c liền chọc ghẹo A.đến đoạn đường vắng B và C liền ép A vào ven đường để thỏa mãn thú tính của mình.
A làm đơn tố cáo B và C với cơ quan công an.B và C bị bắt và thừa nhận toàn bộ hành vi
-câu hỏi:
>>> B và C phạm tội gì? vì sao?
(a,b,c có đủ năng lực trách nhiệm hình sự)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể   Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cách tính ""đời"" trong luật hôn nhân và gia đình
» TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
» Bài tập tình huống luật hình sự
» Phân tích và bình luận các loại ( thời hạn) của hợp đồng lao động và giải quyết bài tập tình huống
» Có thể xin cấp lại giấy khai sinh thay đổi giới tính không?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Pháp Luật Dân Sự 33A_ Đại Học Luật Hà Nội :: Tài liệu học tập và tham khảo :: Luật Hình sự-
Chuyển đến